
Trà là thức uống phổ biến và có vị trí đặc biệt trong văn hóa người Việt. Xét từ nguồn gốc xa xưa, trà thậm chí được coi như 1 vị thuốc và chỉ có bậc quan lại vua chúa mới được "thẩm trà". Theo dòng thời gian và bởi những lợi ích như vậy, hiện nay trà xanh và các sản phẩm làm từ trà ngày càng phổ biến. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, có không ít người thắc mắc rằng vì sao trà sau khi pha để lâu màu nước lại chuyển đỏ dần? Và điều đó có nguy hiểm hay không? Hãy cùng thuantratancuong đi tìm câu trả lời qua bài viết này nhé
1. Vì sao nước trà chuyển sang màu đỏ khi để lâu?
1.1 Bị Oxi hóa:
Như chúng ta đã biết, trong trà có nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe. Một trong số đó là các chất từ họ Catechin, vốn được gọi là ECG và EGCG, chúng có khả năng cực tốt chống Stress Oxi hóa - 1 quá trình gây hại các tế bào bởi gốc tự do. Bởi vậy mà trà xanh còn được coi như 1 vị thuốc giúp giảm 1 số bệnh tật, tăng tuổi thọ.
1.2 Trà chuyển đỏ do yếu tố địa hình ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
Địa hình và khí hậu Việt Nam phù hợp với cây trà (Cây chè) phát triển. Có thể kể đến các vùng lớn như: Lâm Đồng, Mộc Châu (Sơn La), các đặc sản trà cổ thụ Tây Bắc, vùng trà Thái Nguyên… Tuy nhiên các vùng trà đạt tỉ lệ phù hợp không giống nhau. Từ nguồn gốc sẽ sinh ra các sản phẩm có màu nước không giống nhau. Thường thì vùng trà Lâm Đồng sẽ đỏ nước hơn so với các vùng trà Tây Bắc. Các sản phẩm trà xanh Thái Nguyên thường màu nước sẽ tốt hơn cả
Không chăm bón hoặc lạm dụng thuốc hóa học: Có thể cùng địa hình tuy nhiên việc nuôi trồng và chăm bón khác nhau sẽ dẫn đến "hàm lượng dinh dưỡng" trong trà khác nhau. Đơn cử như cùng là sản phẩm trà xanh Thái Nguyên, nhưng những Hợp Tác Xã trà được chăm bón hữu cơ, sử dụng phân bón do nhà nước chỉ định, quy trình chăm sóc đạt quy chuẩn VietGap, OCOP… khi thành phẩm cũng sẽ có màu nước trà chênh lệch so với các hộ làm trà tự phát.
1.3 Do giống trà:
Việt Nam ta có nhiều giống trà nổi tiếng như Ô Long, Shan Tuyết, Trà Xanh Thái Nguyên… và trong đó cũng sẽ có sự lai tạo giống để cải thiện năng suất, chất lượng.
Ngoài trà Trung du có màu nước ong vàng vị đậm ra thì 1 số giống trà như Bát Tiên, 1 số loại trà Tây Bắc cũng có đặc điểm khá tương đồng.
1.4 Dụng cụ pha trà (trà cụ) và nước trà:
Về nước trà: Nước chúng ta sử dụng để pha trà thường có nhiễm tạp chất dẫn đến màu nước bị ảnh hưởng và trà uống không ngon.
Về ấm trà: Việc sử dụng ấm trà tràn lan trên thị trường hoặc kích thước không phù hợp cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng trà khi sử dụng
1.5 Pha trà chưa đúng phương pháp
1.6 Các nguyên nhân khác:
Do… thời tiết: Quả vậy, do ảnh hưởng bởi khí hậu, lượn nước mưa mà mùa xuân - hạ thường nước trà xanh hơn trà thu hái vào mùa thu - đông. Tuy hiện tại công nghệ tưới tiêu phát triển hơn nhưng vẫn có mức độ ảnh hưởng
Kỹ thuật chế biến, sao sấy trà: Việc chế biến trà ảnh hưởng cực lớn đến độ ngon của trà. Việc điều chỉnh lửa to nhỏ, việc lựa chọn thời điểm thực hiện các bước trong quy trình hay tuân thủ đúng quy trình sao sấy, vò chè, lấy hương tự nhiên… Các công đoạn chỉ cần sơ sót sẽ không chỉ khiến cho màu nước không đúng chuẩn mà còn có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, độ ngon của trà
2. Trà pha nước chuyển màu đỏ có nên sử dụng không?
Với các dòng trà xanh. Khi chúng ta mua phải trà cũ, trà không được chăm bón, trà làm dụng nhiều thuốc, phẩm màu… Quý vị không nên "tiếc của" mà sử dụng.
Nếu trà đỏ do để lâu, do nước hoặc ấm trà: Nếu có điều kiện, quý khách hàng nên lựa chọn đổi nước, ấm trà sử dụng
3. Giải pháp
3.1 Các lưu ý về ấm trà và lựa chọn nước pha trà
3.2 Pha trà đúng cách: 5 bước pha trà đúng chuẩn
Bước 1: Vệ sinh, làm ấm dụng cụ - ấm trà
Bước 2: Đun nước sôi, để hạ nhiệt 80 độ, cho trà vào ấm (Tùy thuộc gu thưởng trà đậm hay thanh, độc ẩm hay đối ẩm mà cho 5g - 10g)
Bước 3: Đánh thức trà: Rót nước ra ấm
Bước 4: Rót nước pha trà: Rót nước ra ấm và để chừng 45s với trà nõn và có thể 1p45s với 1 số trà ngấm lâu (trà móng rồng). Nên rót thêm nước sôi lên sau khi đậy nắp ấm
Bước 5: Thưởng trà: Rót trà ra tống lọc hoặc rót ra chén và thưởng thức
Lưu ý về thời gian và khối lượng trà: Để quá lâu mới rót sẽ khiến trà đặc quá và màu đậm gần với màu vàng đỏ
Không nên sử dụng nước sôi 100 độ: Trà bị chín quá sẽ bị nồng và đỏ trà
Bước đánh thức trà nên rót ra thật nhanh: Để lâu sẽ mất chất
Rót nước pha trà không nên để nước trà trong ấm quá lâu
4. 7 bí quyết bảo quản trà ngon
4.1 Ánh sáng
4.2 Nhiệt độ
4.3 Độ ẩm
4.4 Oxi hóa
4.5 Vật dụng bảo quản
4.6 Ô nhiễm mùi
4.7 Nên mua đủ dùng
5. Mua trà Thái Nguyên ở đâu đảm bảo
5.1 Những lưu ý khi chọn mua trà Thái Nguyên
Chính sách, dịch vụ tốt: Việc tư vấn tận tâm, quan tâm tới quyền lợi của khách hàng, có cam kết, chính sách bảo hành, đổi trả…
5.2 Giới thiệu về Thuận trà Tân Cương - HTX Tâm Trà Thái
Tất cả các sản phẩm đều được gắn mã vùng trồng, đăng ký địa lý Tân Cương, chứng nhận ATTP, VietGap. Chúng tôi có nhiều sản phẩm đạt chất lượng OCOP 4* (và chờ xét duyệt lên 5*). Các sản phẩm bán ra thị trường đều công khai các thông tin ngày sản xuất và các chứng nhận kể trên.
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Quý khách mua lẻ đều có thể nhận hàng, kiểm tra chất lượng rồi thanh toán. Đồng thời tránh trường hợp trà để lâu giảm chất lượng, quý khách được đổi trả ngang giá sản phẩm trà đã mua được 6 tháng (nếu trà chưa được bóc ra sử dụng)
Mọi thắc mắc hay cần tư vấn hỗ trợ. Quý khách vui lòng liên hệ điện thoại/ zalo 0855.318.678
Viết bình luận