Tin Tức

Bà bầu uống trà được không?

Bà bầu uống trà được không?

Ngoại trừ những ảnh hưởng tích cực như khả năng cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch và giúp ngăn ngừa nguy cơ 1 số bệnh ung thư… Liệu các sản phẩm từ trà và chất Cafein chứa trong trà có ảnh hưởng gì tới bà bầu và sức khỏe thai nhi? Các mẹ hãy cùng Thuận Trà tham khảo ngay nhé!

1. Trong trà có gì tốt cho bà bầu?

Trong trà có chứa nhiều protein, khoáng chất và vitamin rất cần thiết cho thai phụ và thai nhi.

Đồng thời trà là nguồn cung cấp hàm lượng kẽm hàng đầu trong các loại thực phẩm, 1 chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng cho quá trình mang thai, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của cả thai phụ và thai nhi.

2. Những nguy cơ khi mẹ bầu dùng quá nhiều trà xanh

Theo bác sĩ, trà thảo mộc có những thành phần tốt cho thai kỳ. Các loại thảo mộc thường được chiết xuất từ dược liệu thiên nhiên như các loại quả khô. Vì trong các loại trà này không chứa cafein được coi là khá an toàn, nhưng vẫn có thể xảy ra một số tác dụng phụ sau

a. Uống trà tăng nguy cơ sinh non, thậm chí sảy thai 

Nguy cơ này tăng lên khi trong trà có chứa các thành phần: linh lăng, cam thảo, lưu ly, xạ hương, nhũ hương, hoa cúc, rau má, thì là.  

b. Ảnh hưởng tới thai nhi

Trà hoa cúc theo một số nghiên cứu cho biết có thể gây ảnh hưởng tới nhịp tim của em bé. Trà rau má, trà lưu ly còn làm tăng khả năng gây dị tật bẩm sinh. Vì vậy trước khi uống các loại trà thảo mộc, các mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. 

3. Vậy bà bầu uống trà được không và các sản phẩm trà nào bà bầu nên sử dụng?

a. Bà bầu uống trà được không

Có nhiều ý kiến cho rằng mẹ bầu uống trà sẽ không tốt cho thai nhi, có thể khiến mẹ sinh non, em bé sinh ra nhẹ cân hoặc bị ảnh hưởng đến sự phát triển trí não… Tuy nhiên trong trà có rất nhiều thành phần có lợi cho cả mẹ và bé. 

  • Trà có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và protein cần thiết cho cả mẹ và bé

  • Trà cũng là nguồn cung cấp hàm lượng kẽm cao nhất trong các loại thực phẩm - 1 chất dinh dưỡng quan trọng cho quá trình mang thai, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và em bé.

  • Trà xanh (chè tươi) còn giúp thai phụ tăng cường chức năng tim và thận và thúc đẩy lưu thông máu, giúp quá trình tiêu hóa tốt hơn. Đồng thời trà tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và qua đó ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của con.

  • Ngoài ra uống trà còn giúp nhiều mẹ bầu thư giãn hiệu quả và hạn chế tình trạng phù nề thai kỳ.

b. Các loại trà mẹ bầu có thể uống trong thai kỳ 

i. Trà đào

Trong trà đào có chứa hàm lượng chất xơ, kali có công dụng nhuận tràng, hỗ trợ lưu thông đường ruột, hạn chế các vấn đề thường gặp của đường tiêu hoá như táo bón, viêm loét dạ dày, đại tràng,...

ii. Trà gừng

 Trà gừng cũng là loại trà cho phụ nữ có thai giúp mẹ bầu chống lại các triệu chứng ốm nghén, say tàu xe, buồn nôn, đau đầu, khó tiêu,... Vì trong gừng có chứa chất gingerol nên uống trà gừng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu, đặc biệt có thể dùng trong giai đoạn đầu mang thai. 

iii. Trà xanh (lựa chọn trà có ít Caffein)

Trà xanh nếu được sử dụng đúng cách sẽ có tác dụng tăng cường sức khỏe cho thai phụ trong thời kỳ mang thai. Bởi trong trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng ngăn ngừa tổn thương cho cả mẹ và bé. 

iv. Trà tía tô

Lá tía tô đất có hương vị rất thơm, là loại trà thảo mộc cực kỳ tốt cho bà bầu. Uống trà lá tía tô giúp làm giảm lo lắng, khó chịu mất ngủ cho mẹ bầu.

v. Lá mâm xôi

Theo nghiên cứu khoa học cho thấy trà lá mâm xôi đỏ có thể giúp bà bầu giảm nguy cơ sinh non cũng như giúp sinh con dễ dàng hơn.

4. Những lưu ý giúp mẹ bầu dùng trà không gặp nguy hiểm

Uống trà có không ít mặt lợi, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khiến các mẹ bầu lo ngại trước khi muốn uống trà. Trên thực tế, mẹ bầu vẫn có thể uống trà nhưng tìm hiểu thật kỹ về thời điểm cũng như loại trà, lượng trà phù hợp.

  • Không được uống trà trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Sang tháng thứ 4 mẹ bầu có thể bắt đầu uống nhưng với hàm lượng thấp.

  • Mỗi tách trà xanh trung bình chứa khoảng 40 - 50 milligram caffeine, do đó thai phụ có thể uống 2 - 3 ly trà xanh mỗi ngày vẫn đảm bảo lượng caffeine trong khuyến cáo cho phụ nữ mang thai (lượng caffein tối đa 200mg caffeine/ngày). 

  • Nên cẩn thận với các loại trà thảo mộc, vì trong  một số loại trà thảo mộc có chứa những thành phần làm ảnh hưởng đến thai nhi vì thế trước khi sử dụng bạn nên nghe tư vấn của bác sĩ.

5. Các câu hỏi thường gặp: bà bầu uống trà được không? 

a. Mẹ bầu uống trà sữa được không

Câu trả lời là có, mẹ bầu được uống trà sữa. Đối với một ly trà sữa khoảng 500ml sẽ chứa trung bình từ 130mg - 140 mg caffeine. Nếu không uống quá nhiều hoặc không uống cùng những loại thức uống có chứa caffeine khác thì mẹ bầu hoàn toàn có thể uống trà sữa mà không sợ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu và em bé. 

Một điều cần lưu ý hơn đó chính là lượng đường trong trà sữa cực kỳ cao. Cả đường, si rô và trân châu có trong trà sữa đều cung cấp rất nhiều calo. Trong khi đó, trà sữa lại có rất ít hoặc không chứa chất dinh dưỡng nào cần thiết cho thai phụ và thai nhi.

Hơn nữa, các thành phần có trong trà sữa như siro, trân châu phải đảm bảo có nguồn gốc rõ ràng. Nếu những thành phần này không rõ nguồn gốc, xuất xứ thì sẽ vô cùng nguy hiểm tới sức khỏe của người dùng.

Có thể thấy, một ly trà sữa (gồm trà, sữa và trân châu) sẽ cung cấp khoảng 340 calo cho người uống. Vì vậy, mẹ bầu không nên uống trà sữa quá nhiều để kiểm soát tốt lượng calo nạp vào cơ thể và cân nặng của bản thân. Việc tiêu thụ đường quá nhiều cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến trí nhớ và khả năng nhận thức của em bé.

b. Bà bầu có được uống trà túi lọc?

Theo ý kiến của các chuyên gia y tế, mẹ bầu hoàn toàn có thể uống trà túi lọc thiên nhiên bởi nó cũng có những lợi ích tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên quá lạm dụng uống trà này bởi nó cũng gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như làm mất cân bằng về dinh dưỡng cho thai phụ và thai nhi.

c. Bà bầu uống trà chanh được không?

Câu trả lời là không, theo các bác sĩ  cho biết, chúng ta thường ít khi quan tâm đến vấn đề ảnh hưởng của nước trà đối với thai phụ, nhưng trên thực tế, các chất trong trà có ảnh hưởng khá lớn đến em bé.

Cụ thể, trong lá chè có chứa 2% - 5% lượng cafein có tác dụng gây hưng phấn. Nếu mẹ bầu uống quá nhiều chè đặc thì sẽ kích thích thai nhi cử động nhiều, từ đó nguy hại đến sự sinh trưởng và phát triển của thai nhi. 

Ngoài ra, trong trà xanh còn có chất EGCG, một chất có tác dụng chống oxy hóa. Trà chanh thường có thêm một vài lát chanh và axit hữu cơ có trong chanh (axit citric) không có tác dụng tăng hàm lượng chất EGCG trong trà mà chỉ làm kéo dài thêm tác dụng của chất EGCG. Đối với người bình thường, trà chanh rất tốt, giúp lợi tiểu, chống lão hóa, nhưng đối với thai phụ thì khi vào cơ thể, chất EGCG sẽ làm giảm hàm lượng axit folic, từ đó ảnh hưởng tới hệ thần kinh của em bé.

d. Mẹ bầu uống trà đường được không

Trà đường thường là thức uống giúp giải độc, nó có nhiều lợi ích cho mẹ bầu trong việc làm mát cơ thể. Trong điều kiện sức khỏe cho phép, thai phụ có thể uống trà đường vào bất kỳ thời gian nào trong ngày. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên cho quá nhiều đường khi uống trà vì nó có thể gây nên tiểu đường thai kỳ.

Khi uống trà đường vào buổi tối, chị em dễ bị mất ngủ, bị tỉnh giấc do tính lợi tiểu của trà đường nên chị em thường xuyên phải thức giấc để đi tiểu vào ban đêm. Lời khuyên dành cho các thai phụ là không nên uống trà đường vào buổi tối, chỉ nên uống một ly nhỏ vào buổi sáng.

e. Bà bầu uống trà sen vàng được không?

Trà sen vàng giúp Bồi bỗ cho bà bầu và thai nhi: với lượng lớn protein, gluxit, vitamin A, C…

Trà sen vàng còn giúp hỗ trợ chống viêm/  kháng khuẩn nhờ chất kaempferol và flavonoid. Do đó sau khi sinh, các bà bầu luôn được khuyên ăn hạt sen để vết thương mau lành. 

 

 

 


 

  

Đang xem: Bà bầu uống trà được không?

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng